1. Cung cấp lương thực thực phẩm
Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển.
Cũng cần chú ý rằng, nhập khẩu các yếu tố đầu vào của sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất) làm tăng vốn sản xuất, còn việc nhập khẩu lương thực thực phẩm là để tiêu dùng, không gia tăng vốn sản xuất cho nền kinh tế.
2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.
3. Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế
Thông qua xuất khẩu nông sản
Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu nông sản.
Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu.
Trong lịch sử, quá trình phát triển của một số nước cho thấy vốn được tích lũy từ những ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu. Đó là trường hợp của các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Tân Tây Lan, Mỹ, và cả Việt Nam.
4. Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác
Thông qua:
Dạng trực tiếp: như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhậu khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này được tập trung vào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế.
Dạng gián tiếp: với chính sách quản lý giá của nhà nước theo xu hướng là giá sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, tạo điều kiện cho gia tăng nhanh tích lũy công nghiệp từ “hy sinh” của nông nghiệp.
5. Làm phát triển thị trường nội địa
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản phẩm trong nước.
Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế.
Sự đóng góp này cũng bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển.
Cũng cần chú ý rằng, nhập khẩu các yếu tố đầu vào của sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị cho sản xuất) làm tăng vốn sản xuất, còn việc nhập khẩu lương thực thực phẩm là để tiêu dùng, không gia tăng vốn sản xuất cho nền kinh tế.
2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước đang phát triển.
3. Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế
Thông qua xuất khẩu nông sản
Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó, có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu nông sản.
Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu.
Trong lịch sử, quá trình phát triển của một số nước cho thấy vốn được tích lũy từ những ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu. Đó là trường hợp của các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Tân Tây Lan, Mỹ, và cả Việt Nam.
4. Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác
Thông qua:
Dạng trực tiếp: như nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhậu khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này được tập trung vào ngân sách nhà nước và dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế.
Dạng gián tiếp: với chính sách quản lý giá của nhà nước theo xu hướng là giá sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, tạo điều kiện cho gia tăng nhanh tích lũy công nghiệp từ “hy sinh” của nông nghiệp.
5. Làm phát triển thị trường nội địa
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản phẩm trong nước.
Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế.
Sự đóng góp này cũng bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Theo TS. Đinh Phi Hổ, TS. Lê Ngọc Uyển, Ths. Lê Thị Thanh Tùng. 2009.
Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.
Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.
Kinh tế học : Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế