Kinh tế học : Hiện tượng đôla hóa nền kinh tế là gì? - Nghiên Cứu Kinh Tế Học
Mới nhất
Loading...

10.03.2010

Kinh tế học : Hiện tượng đôla hóa nền kinh tế là gì?

Kinh tế học : Hiện tượng đôla hóa nền kinh tế là gì?

Một nền kinh tế bị coi là có tình trạng đôla hóa (dollarization) khi mà trong nền kinh tế đó ngoại tệ được sử dụng một cách rộng rãi thay cho đồng bản tệ trong trong toàn bộ hoặc một số chức năng của tiền tệ. Căn cứ vào yếu tố pháp lý, đôla hóa được chia làm ba loại:
Một là, đôla hóa không chính thức: là trường hợp đồng ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận.
Hai là, đôla hóa bán chính thức: là trường hợp đồng ngoại tệ được lưu hành hợp pháp cùng với đồng nội tệ, và thậm chí có thể chiếm ưu thế trong các khoản tiền gửi ngân hàng nhưng đóng vai trò thứ việc trong việc trả lương, nộp thuế và thanh toán cho những giao dịch phục vụ tiêu dùng hằng ngày. Các quốc gia này vẫn duy trì hệ thống ngân hàng trung ương để thực hiên chính sách tiền tệ của họ.
Ba là, đôla hóa chính thức: là trường hợp đồng ngoại tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Đồng ngoại tệ không chỉ được sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng khi các bên đối tác là tư nhân, mà còn hợp pháp trong cả các khoản thanh toán của chính phủ. Nếu những đồng nội tệ có tồn tại thì nó chỉ đóng vai trò thứ yếu và thường là tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường những nước chấp nhận tình trạng đôla hóa hoàn toàn là những nước đã gặp thất bại trong việc thực thi các chương trình ổn định hóa nền kinh tế và khẳng định chủ quyền tiền tệ quốc gia.

Share with your friends

Add your opinion
Disqus comments
Notification
Trang web đang trong thời gian xây dựng.
Done