Phát hiện tế bào da có chứa sắc tố Rhodopsin, sắc tố thị giác, có chức năng thúc đẩy da sản sinh Melanin làm da bị tối khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - Nghiên Cứu Kinh Tế Học
Mới nhất
Loading...

1.08.2011

Phát hiện tế bào da có chứa sắc tố Rhodopsin, sắc tố thị giác, có chức năng thúc đẩy da sản sinh Melanin làm da bị tối khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Mới đây các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện tế bào da có chứa sắc tố Rhodopsin, sắc tố thị giác, có chức năng thúc đẩy da sản sinh Melanin làm da bị tối khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
“Ngay khi bạn tiếp xúc với ánh nắng, da của bạn ngay lập tức biết nó đang tiếp xúc với tia cực tím. Quá trình này diễn ra rất nhanh, nhanh hơn bất kỳ quá trình nào từng được biết đến trước đây”, Elena Oancea trợ lý giáo sư tại ĐH Brown đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
Thụ thể nhạy cảm với ánh sáng có tên Rhodopsin có khả năng phát hiện một số bước sóng nhất định của tia tử ngoại (Ảnh: Livescience)
Thụ thể nhạy cảm với ánh sáng có tên Rhodopsin có khả năng
phát hiện một số bước sóng nhất định của tia tử ngoại (Ảnh: Livescience)

Bức xạ cực tím trên bề mặt Trái đất gồm tia UVA và tia UVB. Hai loại bức xạ này đều làm tối da, phá huỷ DNA gây ung thư da. Tuy nhiên UVA làm da tối nhanh hơn.
Khi nghiên cứu tế bào biểu bì hắc tố, có chức năng sản sinh Melanin bảo vệ da khi tiếp xúc với tia tử ngoại, các nhà khoa học phát hiện tế bào có chứa Rhodopsin, loại sắc tố trước đây được cho rằng chỉ có trong võng mạc mắt.
Rhodopsin có thể “nhìn” thấy bức xạ khi tiếp xúc với ánh nắng và ngay lập tức có phản ứng bảo vệ da bằng cách gửi tín hiệu đến tế bào biểu bì yêu cầu sản sinh Melanin. Melanin sẽ hấp thụ bức xạ của tia cực tím để bảo vệ da.
Các nhà khoa học cho biết, 1 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng, Melanin bắt đầu tích luỹ và da tối dần.
Nghiên cứu được trình bày chi tiết trong số ra mới nhất của Tạp chí Current Biology.

Theo Livescience, Đất Việt

Share with your friends

Add your opinion
Disqus comments
Notification
Trang web đang trong thời gian xây dựng.
Done