Chủ nghĩa Marx cho những nhà hoạch định kế hoạch tập trung
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, các nhà kinh tế thường tranh cãi về những giá trị tương đối của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, Liên Xô từ bỏ kế hoạch hóa tập trung theo chủ nghĩa Marx sau năm 1990 và bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Năm 2003 các cổ động viên của các câu lạc bộ bóng đá Chelsea chào đón ông chủ mới Rorman Abramovitch người đi lên trong kinh tế thị trường, bắt đầu là một nhà buôn bán dầu mỏ và sau đó là chủ tịch một trong những công ty dầu mỏ hàng đầu ở Nga.
Bức tường Berlin sụp đổ vì Liên Xô đã tụt hậu xa so với các nền kinh tế thị trường ở phương Tây. Những khó khăn cốt yếu nảy sinh là:
§ Quá tải thông tin:
Các nhà hoạch định kế hoạch không thể theo kịp chi tiết của những hoạt động kinh tế. Máy móc thiết bị bị gỉ sét vì không có người lắp đặt sau khi giao hàng, mùa màng thu hoạch bị thối rữa vì lưu kho và phân phối không phối hợp được.
Các nhà hoạch định kế hoạch không thể theo kịp chi tiết của những hoạt động kinh tế. Máy móc thiết bị bị gỉ sét vì không có người lắp đặt sau khi giao hàng, mùa màng thu hoạch bị thối rữa vì lưu kho và phân phối không phối hợp được.
§ Động lực kém:
Việc đảm bảo việc làm tuyệt đối làm giảm động cơ làm việc. Những người quản lý các nhà máy đặt hàng nguyên vật liệu vượt quá số lượng cần thiết để đảm bảo nguyên vật liệu cho năm kế tiếp vì các nhà hoạch định kế hoạch có thể điều hành số lượng dễ dàng hơn so với chất lượng nên các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu mục tiêu số lượng bằng cách bỏ qua yêu cầu chất lượng. Thiếu những tiêu chuẩn về môi trường, các doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kế hoạch hóa tập trung dẫn đến hàng hóa chất lượng thấp và làm hại cho môi trường.
Việc đảm bảo việc làm tuyệt đối làm giảm động cơ làm việc. Những người quản lý các nhà máy đặt hàng nguyên vật liệu vượt quá số lượng cần thiết để đảm bảo nguyên vật liệu cho năm kế tiếp vì các nhà hoạch định kế hoạch có thể điều hành số lượng dễ dàng hơn so với chất lượng nên các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu mục tiêu số lượng bằng cách bỏ qua yêu cầu chất lượng. Thiếu những tiêu chuẩn về môi trường, các doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Kế hoạch hóa tập trung dẫn đến hàng hóa chất lượng thấp và làm hại cho môi trường.
§ Cạnh tranh phi hiệu quả:
Các nhà hoạch định kế hoạch tin tưởng rằng to lớn là tốt đẹp. Nhưng quy mô lớn làm các nhà hoạch định kế hoạch mất thông tin từ các hãng cạnh tranh, nên rất khó đánh giá hiệu quả. Thiếu sự cạnh tranh để chọn lựa thì không thể tránh được những sai lầm kinh tế.
Các nhà hoạch định kế hoạch tin tưởng rằng to lớn là tốt đẹp. Nhưng quy mô lớn làm các nhà hoạch định kế hoạch mất thông tin từ các hãng cạnh tranh, nên rất khó đánh giá hiệu quả. Thiếu sự cạnh tranh để chọn lựa thì không thể tránh được những sai lầm kinh tế.
Theo David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch. Kinh tế học. Bản dịch tiếng Việt, phiên bản thứ 8. 2008. Nhà xuất bản Thống Kê. Hà Nội.
Kinh tế học : Vì sao Liên Xô tan rã ?