Các nhà lý thuyết trong trường phái Tân cổ điển (Neo - Classical), Tiền tệ (Monetarism) và cả Cổ điển mới (New Classical) đều có một giả định chung rằng thị trường là cân bằng một cách liên tục (continuous market – clearing). Cơ sở của giả định này là dựa vào tốc độ điều chỉnh của giá và lượng trong nền kinh tế có thể diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, tất cả họ đều bỏ qua một khả năng khác là sự điều chỉnh luôn có độ trễ bởi có yếu tố cứng nhắc (rigidity) trong tiền lương và mức giá ở ngắn hạn.
Những nhà kinh tế sử dụng tính chất này để tấn công giả định trên gọi là trường phái Keynes mới (New Keynesian). Những đại diện cho trường phái này là George Akerlof, Janet Yellen, Josheph E. Stiglitz, Robert J. Jordon, John B. Taylor, N. Gregory Mankiw, Guillermo Calvo, Olivier Blanchard và Julio Rotemberg.
Nguồn: http://i.dailymail.co.uk |
Những nhà kinh tế sử dụng tính chất này để tấn công giả định trên gọi là trường phái Keynes mới (New Keynesian). Những đại diện cho trường phái này là George Akerlof, Janet Yellen, Josheph E. Stiglitz, Robert J. Jordon, John B. Taylor, N. Gregory Mankiw, Guillermo Calvo, Olivier Blanchard và Julio Rotemberg.
Họ đã sử dụng những công cụ kinh tế vi mô nhằm bảo vệ các giả định chính thống của Keynes như giá và tiền lương là cố định trong ngắn hạn cũng như phản bác lại thị trường là có sự cân bằng liên tục.
Kết luận của nhóm này vẫn đồng ý rằng trong dài hạn, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ, song trong ngắn hạn không phải lúc nào giá cả cũng biến động ngay khi có các cú sốc về phía cầu. Bởi việc thay đổi giá một cách liên tục có thể tạo ra chi phí mà họ gọi là chi phí thực đơn (menu cost). Và ngay cả có sự thay đổi giá đi chăng nữa thì các cá nhân cũng không thay đổi nó một cách cùng lúc (non – synchronized) và vì thế giá cả thường ổn định trong ngắn hạn.
Kết luận của nhóm này vẫn đồng ý rằng trong dài hạn, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ, song trong ngắn hạn không phải lúc nào giá cả cũng biến động ngay khi có các cú sốc về phía cầu. Bởi việc thay đổi giá một cách liên tục có thể tạo ra chi phí mà họ gọi là chi phí thực đơn (menu cost). Và ngay cả có sự thay đổi giá đi chăng nữa thì các cá nhân cũng không thay đổi nó một cách cùng lúc (non – synchronized) và vì thế giá cả thường ổn định trong ngắn hạn.
Theo Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Hoài Bảo (2009), Lạm phát ở Việt Nam: Lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm mô hình P-Star, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
Kinh tế học : Lạm phát không là hiện tượng tiền tệ - Quan điểm của trường phái Keynes mới