Kinh tế học : Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương - Nghiên Cứu Kinh Tế Học
Mới nhất
Loading...

2.09.2011

Kinh tế học : Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương

Adam Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Khi nghiên cứu mô hình kinh tế cổ điển, chúng ta đã biết rằng các nhà kinh tế cổ điển cho đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi nhu cầu lương thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên đất đai cằn cỗi, không đảm bản được lợi nhuận cho các nhà tư bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Các nhà kinh tế cổ điển gọi đấy là bức tranh đen tối của tăng trưởng. Trong điều kiện đó, Adam Smith cho rằng, có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho hai nước. Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương.
[...]

Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận. Điều này gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước.

Theo TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung (2008), Giáo trinh kinh tế phát triển, nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân.

Kinh tế học : Lợi thế tuyệt đối của ngoại thương

Share with your friends

Add your opinion
Disqus comments
Notification
Trang web đang trong thời gian xây dựng.
Done