Để giành giật thị trường, một số công ty sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn: tình báo, gây xào xáo nội bộ đối phương, tung tin thất thiệt... Đôi khi còn có sự thông đồng của các cơ quan tình báo của quốc gia sở tại.
Đầu tháng 3-2008, công ty sản xuất máy bay châu Âu EADS giành được hợp đồng thế kỷ: Lầu Năm Góc đặt mua 179 máy bay tiếp tế cho không quân Mỹ. Tổng doanh số 35 tỉ USD! Boeing, đối thủ chính của EADS, kinh hoàng. Bằng cách nào một công ty châu Âu - cho dù có hợp tác với nhóm Northrop Grumman tại Mỹ đi nữa - lại có thể “hớt tay trên” ngay trên sân nhà của nó?
Lập tức sau đó mọi biện pháp đã được tung ra để đối phó với cái nhục “quốc thể” này, thậm chí cả những thủ đoạn tồi bại. Thoạt đầu, Boeing móc ráp mua lại hợp đồng của đối thủ thông qua một quan chức của Lầu Năm Góc. Thế nhưng khi vị này đã cắn câu của Boeing thì mọi việc vỡ lở. Chính thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, đã nhảy vào can thiệp và dẹp bỏ vụ mua bán này.
Nhiều tác nhân khác cũng nhảy ra hà hơi tiếp sức Boeing tấn công lại đối thủ của mình. Các đòn trả đũa chủ yếu được tiến hành bởi Trung tâm Phụ trách chính sách an ninh (CSP), một cơ quan bao gồm những bộ não chuyên vạch ra các chính sách chiến lược của Mỹ, có quan hệ thân cận với phe tân bảo thủ và giới công nghiệp quân sự Mỹ. CSP tung ra một cuộc chiến thông tin chống lại EADS.
Trên Internet, họ tố giác EADS lừa gạt dư luận Mỹ khi ngụy trang EADS như một công ty Mỹ: xuất hiện một sô quảng cáo trong đó đưa lên hình ảnh các nhân viên Mỹ được EADS trả lương. Đòn kế tiếp: CSP tố cáo thẳng thừng EADS và nước Pháp dùng thủ đoạn tình báo đối với các công ty Mỹ mà không hề có bằng chứng nào! Và đòn sau cùng: quả quyết EADS cung cấp vũ khí cho chế độ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bất chấp lệnh cấm vận chính thức. Christian Harbulot, giám đốc Trường đào tạo chiến tranh kinh tế, giải thích: “CSP bào chế những bài báo và tư liệu gửi đến các nhân vật lãnh đạo công luận tại Mỹ để họ xuất hiện trên website của mình. Bởi thế, sức phản hồi thật khủng khiếp”.
Từ 15 năm qua, các báo cáo thương mại đều làm như rất tiến bộ. “Người Mỹ thích huyên thuyên về cạnh tranh và cạnh tranh. Nhưng đúng là đã có một cuộc chiến giành giật thị trường. Và để chiến thắng, mọi phương tiện đều tốt: lobby, móc nối, gây rối loạn hàng ngũ đối phương...” - Christian Harbulot nói tiếp. Các nhà tình báo kinh tế chuyên nghiệp lập ra những “đơn vị tàng hình” bố trí trên trận địa tàn khốc này. Phục vụ các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ được thuê mướn để bảo vệ khách hàng của mình khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài hay theo phò tá trong các cuộc chinh phục thị trường. Nói rằng những chiến binh cổ trắng - trí thức - này luôn biết tôn trọng “luật chơi” là... hàm hồ! Tuy nhiên phần lớn các phương pháp của họ đều hoàn toàn... hợp pháp.
Trong thế giới kỹ thuật số, nơi 90% thông tin đều có thể lấy được qua Internet, báo chí, hội thảo... bước đầu tiên của một nhà tình báo kinh tế là thu gom tư liệu. 90% thông tin này được gọi là “trắng”, còn 10% thuộc loại mơ hồ. Thông tin được gọi là “xám” khi thu thập được bằng phương tiện không chính đáng. Chẳng hạn giả dạng nhà báo để biết rõ hơn về chiến lược của một công ty. Thông tin gọi là “đen” khi được thu thập hoàn toàn bất hợp pháp, như xâm nhập hệ thống vi tính hay đánh cắp laptop trên xe lửa. Không có quy luật, chẳng có quy tắc đạo đức nào để ngăn chặn các hành động đó. Chỉ có biện pháp trừng phạt duy nhất là làm mất uy tín của công ty đó trước mắt cổ đông và khách hàng... hay kiện ra tòa khi mọi việc đã diễn tiến tồi tệ.
Muốn dự kiến tình hình, phải biết rõ đối thủ của mình: Họ có mạnh không? Họ thật sự có khả năng đầu tư không? Chiến lược phát triển của họ là gì? Trong phòng thí nghiệm của họ đang có những cải tiến nào đủ sức làm đảo lộn thị trường? Nguồn vốn bị xé lẻ có làm họ yếu đi không? Có thể mua đứt họ được không? Những nhân vật then chốt của họ là ai? Tất cả thông tin này sẽ giúp dựng nên một chân dung và môi trường của mục tiêu.
Muốn có được những thông tin đó không thể chỉ dựa vào các tạp chí kinh tế hay sục sạo trên Internet. Phải biết khởi động mạng lưới các chuyên gia để đánh trúng cửa: nhà luật học, phân tích thị trường, chuyên gia lobby... “Nhưng cũng cần đến cả các tác giả đoạt giải Nobel kinh tế, các quan chức lớn đã về hưu hay các ông cựu bộ trưởng” như lời khuyến cáo của một chuyên gia chuyên thực hiện những hoạt động này. Cũng phải thêm: “Ngay cả những kẻ vô danh vẫn có thể giúp ta tiếp cận mục tiêu. Chẳng hạn ông thầy dạy đánh tennis của một quan chức tài chính”.
Các viện bào chế dược là khách hàng lớn của văn phòng tình báo kinh tế
Đầu tháng 3-2008, công ty sản xuất máy bay châu Âu EADS giành được hợp đồng thế kỷ: Lầu Năm Góc đặt mua 179 máy bay tiếp tế cho không quân Mỹ. Tổng doanh số 35 tỉ USD! Boeing, đối thủ chính của EADS, kinh hoàng. Bằng cách nào một công ty châu Âu - cho dù có hợp tác với nhóm Northrop Grumman tại Mỹ đi nữa - lại có thể “hớt tay trên” ngay trên sân nhà của nó?
Lập tức sau đó mọi biện pháp đã được tung ra để đối phó với cái nhục “quốc thể” này, thậm chí cả những thủ đoạn tồi bại. Thoạt đầu, Boeing móc ráp mua lại hợp đồng của đối thủ thông qua một quan chức của Lầu Năm Góc. Thế nhưng khi vị này đã cắn câu của Boeing thì mọi việc vỡ lở. Chính thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, đã nhảy vào can thiệp và dẹp bỏ vụ mua bán này.
Nhiều tác nhân khác cũng nhảy ra hà hơi tiếp sức Boeing tấn công lại đối thủ của mình. Các đòn trả đũa chủ yếu được tiến hành bởi Trung tâm Phụ trách chính sách an ninh (CSP), một cơ quan bao gồm những bộ não chuyên vạch ra các chính sách chiến lược của Mỹ, có quan hệ thân cận với phe tân bảo thủ và giới công nghiệp quân sự Mỹ. CSP tung ra một cuộc chiến thông tin chống lại EADS.
Trên Internet, họ tố giác EADS lừa gạt dư luận Mỹ khi ngụy trang EADS như một công ty Mỹ: xuất hiện một sô quảng cáo trong đó đưa lên hình ảnh các nhân viên Mỹ được EADS trả lương. Đòn kế tiếp: CSP tố cáo thẳng thừng EADS và nước Pháp dùng thủ đoạn tình báo đối với các công ty Mỹ mà không hề có bằng chứng nào! Và đòn sau cùng: quả quyết EADS cung cấp vũ khí cho chế độ của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bất chấp lệnh cấm vận chính thức. Christian Harbulot, giám đốc Trường đào tạo chiến tranh kinh tế, giải thích: “CSP bào chế những bài báo và tư liệu gửi đến các nhân vật lãnh đạo công luận tại Mỹ để họ xuất hiện trên website của mình. Bởi thế, sức phản hồi thật khủng khiếp”.
Từ 15 năm qua, các báo cáo thương mại đều làm như rất tiến bộ. “Người Mỹ thích huyên thuyên về cạnh tranh và cạnh tranh. Nhưng đúng là đã có một cuộc chiến giành giật thị trường. Và để chiến thắng, mọi phương tiện đều tốt: lobby, móc nối, gây rối loạn hàng ngũ đối phương...” - Christian Harbulot nói tiếp. Các nhà tình báo kinh tế chuyên nghiệp lập ra những “đơn vị tàng hình” bố trí trên trận địa tàn khốc này. Phục vụ các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ được thuê mướn để bảo vệ khách hàng của mình khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài hay theo phò tá trong các cuộc chinh phục thị trường. Nói rằng những chiến binh cổ trắng - trí thức - này luôn biết tôn trọng “luật chơi” là... hàm hồ! Tuy nhiên phần lớn các phương pháp của họ đều hoàn toàn... hợp pháp.
Trong thế giới kỹ thuật số, nơi 90% thông tin đều có thể lấy được qua Internet, báo chí, hội thảo... bước đầu tiên của một nhà tình báo kinh tế là thu gom tư liệu. 90% thông tin này được gọi là “trắng”, còn 10% thuộc loại mơ hồ. Thông tin được gọi là “xám” khi thu thập được bằng phương tiện không chính đáng. Chẳng hạn giả dạng nhà báo để biết rõ hơn về chiến lược của một công ty. Thông tin gọi là “đen” khi được thu thập hoàn toàn bất hợp pháp, như xâm nhập hệ thống vi tính hay đánh cắp laptop trên xe lửa. Không có quy luật, chẳng có quy tắc đạo đức nào để ngăn chặn các hành động đó. Chỉ có biện pháp trừng phạt duy nhất là làm mất uy tín của công ty đó trước mắt cổ đông và khách hàng... hay kiện ra tòa khi mọi việc đã diễn tiến tồi tệ.
Muốn dự kiến tình hình, phải biết rõ đối thủ của mình: Họ có mạnh không? Họ thật sự có khả năng đầu tư không? Chiến lược phát triển của họ là gì? Trong phòng thí nghiệm của họ đang có những cải tiến nào đủ sức làm đảo lộn thị trường? Nguồn vốn bị xé lẻ có làm họ yếu đi không? Có thể mua đứt họ được không? Những nhân vật then chốt của họ là ai? Tất cả thông tin này sẽ giúp dựng nên một chân dung và môi trường của mục tiêu.
Muốn có được những thông tin đó không thể chỉ dựa vào các tạp chí kinh tế hay sục sạo trên Internet. Phải biết khởi động mạng lưới các chuyên gia để đánh trúng cửa: nhà luật học, phân tích thị trường, chuyên gia lobby... “Nhưng cũng cần đến cả các tác giả đoạt giải Nobel kinh tế, các quan chức lớn đã về hưu hay các ông cựu bộ trưởng” như lời khuyến cáo của một chuyên gia chuyên thực hiện những hoạt động này. Cũng phải thêm: “Ngay cả những kẻ vô danh vẫn có thể giúp ta tiếp cận mục tiêu. Chẳng hạn ông thầy dạy đánh tennis của một quan chức tài chính”.
Các viện bào chế dược là khách hàng lớn của văn phòng tình báo kinh tế
Cách nay hai năm, một hãng bào chế dược của Pháp tiếp cận một công ty Mỹ để tìm cách mua lại nó. Hai bên đã đồng ý trên nguyên tắc nhưng không ai đưa ra trước giá bán hay giá mua. Khi đó bên dự định mua liên hệ với một văn phòng tình báo kinh tế tại Paris. Mục tiêu: ước tính tổng giá trị của công ty Mỹ này. Văn phòng tình báo đã tiếp cận một số thành viên thuộc ban lãnh đạo của công ty Mỹ, thông qua các nhà báo tài chính và chuyên gia phân tích kinh tế “có vẻ vô tội”.
Khi nắm được đầy đủ thông tin, vụ mua bán có thể được kết thúc chỉ trong vài ngày: người Mỹ sẵn sàng bán lại với giá tối thiểu 115 triệu euro, thấp hơn ước tính của công ty Pháp đến 35 triệu euro. Một số tiền tiết giảm khổng lồ! Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Văn phòng tình báo tại Paris cũng tiếp cận nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển của công ty Mỹ và phát hiện công ty này rất lo sợ một sản phẩm cạnh tranh mới sắp được tung ra thị trường, do một công ty nhỏ và vừa của Pháp đã chế tạo thành công. Kết quả: thay vì bỏ ra 115 triệu để mua đối thủ Mỹ, họ chỉ cần mua bản quyền sản phẩm của công ty nhỏ nọ để... sản xuất. Và giá mua chỉ 200.000 euro!
Bào chế dược, một lĩnh vực cực kỳ cạnh tranh, luôn là khách hàng lớn của các văn phòng tình báo kinh tế. Trong các hội chợ chuyên ngành, nhiều “điệp viên” thường được tuyển mộ để canh chừng những gian hàng kế bên. Họ rình rập ngày đêm xem khách hàng của đối thủ, nghe những người khách nói chuyện gì, theo dõi chuyện mua bán của những người đó để biết nhu cầu đặt hàng.
Một nhà tư vấn giải thích: “Loại rình rập này rất hữu hiệu để bảo vệ uy tín của mình và triệt hạ đối phương”. Một điệp viên theo dõi ông chủ người Anglo - Saxon tiết lộ: “Mục tiêu là tìm hiểu chiến lược của ông ta, các đối tác và nhất là những tiếp xúc. Tôi phải biết lịch làm việc của ông ta. Những người mà ông ta phải gặp: nhà báo, nhà tài chính, luật sư, chuyên gia lobby, chính trị gia...”.
Bị tấn công, các công ty phải chống đỡ. Ở các thị trường Đông Âu hay châu Á, nơi luật pháp còn lỏng lẻo, các công ty châu Âu và Mỹ phải làm thế nào để có thể tìm được người hợp tác?
Một văn phòng tình báo kinh tế của Anh cho biết: “Chúng tôi làm việc được một năm tại một quốc gia ở Đông Âu. Chúng tôi phát hiện một chiến lược rất tinh quái để thu hút các công ty đa quốc gia châu Âu và Mỹ vào tròng. Tròng ở đây là để các công ty này đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các nhà máy sản xuất để sau đó... thanh tra tài chính nhằm tìm cớ tịch thu nhà máy hiện đại đó, hoặc bán lại với giá rất cao các cổ phần rất nhỏ mà họ đang nắm giữ”.
Nạn nhân của những đòn phép tương tự như thế là Công ty ngũ cốc Mỹ Bunge. Sau khi mua lại một nhà máy sản xuất dầu ăn tại Dniepropetrovsk, Ukraine với giá vài triệu USD, Bunge đã phải hứng chịu rất nhiều đòn tấn công. Thoạt đầu, Bunge trở thành nạn nhân của đòn thông tin thất thiệt. Nhà máy của Bunge bị kết án làm ô nhiễm môi trường. Lời cáo buộc này đã bị bác bỏ sau đó bởi một cuộc điều tra của hội đồng thành phố.
Thông qua một công ty nhỏ, “ông trùm” tìm cách mua lại cổ phần của công nhân để kiểm soát nhà máy bằng cách dùng đến luật pháp để gây rắc rối. Sau đó công ty nhỏ này đòi chia thêm nhiều cổ phần hơn cho công nhân bằng cách lấy cớ Bunge đã mua lại nó với giá rẻ bèo. Đến nay, cuộc tranh chấp giữa Bunge và “ông trùm” Ukraine còn chưa kết thúc.
Muốn điều tra có hiệu quả tại những nơi này phải không tiếc tiền để mua cho được những người trung gian quý giá. Nhất là những người làm trong các cơ quan an ninh, cảnh sát, nghiệp đoàn hay trong chính phủ. Một chuyên gia đã từng làm việc cho các công ty thời trang và dược của phương Tây tiết lộ: “Không thể nào có được thông tin quý giá và đáng tin cậy về một công ty xuất khẩu hàng giả mà không phải trả phí dịch vụ cho một nhân viên hải quan để y cung cấp chứng cớ chủ chốt”.
Vấn đề trở nên phức tạp khi đối thủ không chỉ là một công ty mà là nhà nước! Nhiều chính phủ không ngần ngại bảo vệ các công ty đa quốc gia của mình bằng mọi giá. Vô địch trong chuyện này là những người Anglo - Saxon! Đầu những năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã xác định các ưu tiên mới của mình: quyền lợi kinh tế quốc gia. Bộ máy nhà nước được tổ chức lại để phục vụ quyền lợi các công ty! Một hội đồng an ninh kinh tế được thành lập và được đặt ngang hàng với Hội đồng An ninh quốc gia, nghĩa là ngang hàng với... Nhà Trắng! Mục tiêu của hội đồng này là thông tin cho tổng thống Mỹ để ông kịp thời đưa ra những biện pháp đúng nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế của nước Mỹ.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại thành lập Advocacy Center (một trung tâm cảnh giới) để theo dõi các đơn hàng gọi thầu quốc tế vượt trên 1 tỉ USD và mời gọi các công ty Mỹ dự thầu! 16 cơ quan tình báo và an ninh quốc gia (CIA, FBI, NSA...) đều có mặt trong trung tâm này. Khi một thị trường có nguy cơ vượt khỏi tầm tay “made in USA”, chính phủ có thể triệu tập ngay một dạng “phòng chiến tranh” (war room) huy động mọi phương tiện có được để giành chiến thắng cho Mỹ.
Người mỹ không hề giấu giếm: họ theo dõi các đồng minh của mình ngay khi xuất hiện một hợp đồng quan trọng!
Hai trường hợp như thế đã xảy ra trong những năm 1990: bán thiết bị báo động điện tử rừng Amazon cho Brazil và bán máy bay đường dài cho Saudi Arabia. Đương đầu với Mỹ, Pháp đã thua trắng. NSA nghe lén cuộc nói chuyện của các nhà thương thuyết Pháp và cung cấp cho báo chí bằng chứng... hối lộ của họ! Người Mỹ không hề giấu giếm: họ theo dõi ngay cả những đồng minh của mình khi ai đó toan tính vượt qua lằn ranh màu vàng.
Ít nhất đó cũng là thú nhận của cựu giám đốc CIA James R. Woosley (1993-1995) trong một bài báo viết trên tờ Wall Street Journal ngày 17-3-2000 mang tựa: Vì sao chúng ta theo dõi đồng minh? Chính phủ Mỹ còn công bố cả danh sách các thị trường mà họ đã từng giúp các công ty chiếm đoạt được. Trong khoảng năm 1994-1997, họ đã góp phần thành công cho 11 hợp đồng trị giá 18 tỉ USD, mang lại hàng ngàn công ăn việc làm.
Các nước khác thì sao? Ngoài Nhật Bản, từng dẫn đầu trong chuyện này cho đến cuối những năm 1980, phần còn lại của thế giới cũng đang hành động. Pháp bừng tỉnh từ giữa những năm 1990. Năm 1994, chính phủ nước này cho công bố một báo cáo của cảnh sát trong đó nhìn nhận chiến tranh kinh tế đang diễn ra ác liệt. Báo cáo cũng giải thích những nét chính trong học thuyết chiến tranh mới này của Nhật Bản và Mỹ song phần nghiên cứu từng trường hợp (trong y dược và hàng không) đã bị cắt bỏ vì Chính phủ Pháp sợ lộ ra sự thiếu phối hợp giữa nhà nước và các công ty của mình. Hội đồng cạnh tranh và an ninh kinh tế (CCSE) quy tụ bảy ông chủ xí nghiệp lớn được thành lập dưới thời chính phủ Balladur, nhưng không hoạt động. Mãi đến năm 2003 khi bản báo cáo Caryon của dân biểu Tarn ra đời thì vấn đề mới được hâm nóng trở lại.
Trong báo cáo này, Tarn đả kích chính phủ đã không giao nhiệm vụ bảo vệ các công ty Pháp cho Cục Giám sát lãnh thổ (DST) phụ trách. Năm tháng sau đó, một quan chức cao cấp phụ trách tình báo kinh tế được bổ nhiệm. Đó là Alain Juillet, nhân vật số 2 của Tổng cục An ninh đối ngoại (DGSE). Cơ quan này trực thuộc phủ thủ tướng, có nhiệm vụ soạn thảo bộ khung tổ chức, lập mạng lưới chuyên gia từ các bộ, thành lập liên hiệp các cơ quan tình báo kinh tế, thành lập hai quỹ đầu tư. Trung tâm Tình báo kinh tế và lãnh thổ (CIET) cũng được thành lập năm 2003 với nhiệm vụ chính là giám sát kỹ thuật sản phẩm và các thị trường. CIET huy động 4.000 công ty xoay quanh đề tài an ninh.
Trong thời đại toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ thương mại không hề được hoan nghênh. Song người Mỹ lại đang ra sức bảo vệ các con cờ của mình một cách triệt để. Họ từ chối yêu cầu của người Ả Rập muốn mua lại sáu hải cảng của nước Mỹ. Họ không cho phép người Trung Quốc mua lại Công ty dầu hỏa Unocal.
Theo Tuoitre Online
Những vũ khí bí mật trong chiến tranh kinh tế âm thầm